Menu

Xét nghiệm ADN là hình thức xét nghiệm di truyền học, được ứng dụng để xác định quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà – cháu, giữa anh chị em với nhau,… Vậy xét nghiệm ADN là gì? Xét nghiệm ADN ở Hà Nội tại địa chỉ nào uy tín? Xét nghiệm ADN có cho kết quả chính xác không?… Những thắc mắc này sẽ được giải quyết triệt để trong chia sẻ dưới đây của VIETGEN.

ADN Là Gì? Xét Nghiệm ADN Là Gì?

Hiện nay, việc ứng dụng kỹ thuật phân tích DNA đã giúp ích rất nhiều cho việc kiểm tra huyết thống với độ chính xác cao lên đến 99,99%. Trước hết, bạn cần phải hiểu ADN là gì và xét nghiệm ADN như thế nào? Dưới đây là câu trả lời:

ADN Là Gì?

ADN (DNA) là Acid Deoxyribonucleic, là một chuỗi xoắn kép mang vật chất di truyền ở người và hầu hết các loại sinh vật khác. ADN của mỗi người được thừa hưởng một nửa từ bố, một nửa từ mẹ và được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

ADN nằm chủ yếu trong nhân tế bào, mang thông tin di truyền được mã hóa bởi các Bazơ Nitơ tạo thành nó: Adenine (A), Guanine (G), Thymine (T), Cytosine (C). Tất cả các tế bào trong cơ thể đều có ADN giống nhau. Mỗi người sẽ có chuỗi ADN đặc trưng riêng do sự sắp xếp các Bazơ Nitơ trong chuỗi ADN của mỗi người luôn khác nhau.

Xét Nghiệm ADN Là Gì?

Xét nghiệm ADN là một hình thức xét nghiệm y tế sử dụng mẫu xét nghiệm là ADN nhằm mục đích xác định các vấn đề di truyền như huyết thống, các bệnh di truyền, sự thay đổi nhiễm sắc thể (NST), sự thay đổi GEN,… 
 


Cơ Sở Khoa Học Để Xét Nghiệm ADN Ở Hà Nội

Đối với tế bào của người, DNA nằm trên những NST trong nhân (DNA nhân). Bộ gen của con người có 23 cặp NST, trong đó có 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính. Nam giới có cặp NST giới tính XY liên kết với nhau, còn ở nữ giới là XX.

Để xác định giới tính, người ta sử dụng marker trên NST giới tính, còn để nhận dạng cá thể, người ta dựa vào marker DNA nằm trên các NST trong nhân tế bào và trên NST Y (di truyền theo dòng cha).

Các gen trên DNA trong cặp NST quy định các tính trạng khác nhau của cơ thể, được duy trì trong mỗi thế hệ và được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Con cái bao giờ cũng thừa hưởng các đặc tính di truyền thông qua 23 NST từ tinh trùng của bố và 23 NST từ tế bào trứng của mẹ. Đó là cơ sở để xác định quan hệ huyết thống ở người.

Xét Nghiệm ADN Để Làm Gì?

Xét nghiệm ADN nhằm mục đích:

  • Xét nghiệm ADN huyết thống: Thông qua phân tích giám định ADN, người ta có thể xác định mối quan hệ huyết thống giữa cha – con, mẹ – con, ông – cháu, bà – cháu, bác – cháu, cô – cháu, dì – cháu, giữa anh chị em,…
  • Xét nghiệm sàng lọc các hội chứng di truyền do sự bất thường NST: Đây là phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện những bất thường của NST trong quá trình hình thành và phát triển thai nhi, từ đó giúp phát hiện các hội chứng về di truyền, dị tật bẩm sinh để có những can thiệp kịp thời. 
  • Xét nghiệm ADN phục vụ công tác hành chính: thay đổi giấy khai sinh, các tố tụng, vấn đề cấp dưỡng, xét nhận thừa kế, nhập tịch,…
  • Xét nghiệm ADN để sàng lọc chẩn đoán trước chuyển phôi: Là hình thức xét nghiệm để xác định thai nhi có mang gen di truyền đột biến của bố mẹ hay không.
  • Tầm soát một số loại ung thư di truyền: Giúp bạn xác định được mình có mang gen có nguy cơ mắc ung thư hoặc có di truyền gen mang bệnh ung thư cho con hay không.

Như vậy, xét nghiệm ADN không chỉ để xác định huyết thống như nhiều người vẫn nghĩ, bởi từ xét nghiệm ADN, người ta có thể tầm soát, sàng lọc, chẩn đoán dị tật thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.
Xem thêm: https://vietgen.webflow.io/blog/xet-nghiem-adn-o-ha-noi-chinh-xac-uy-tin-nhat-tra-ket-qua-nhanh-chong

Các Loại Xét Nghiệm ADN Huyết Thống

Thực tế, có không ít người nghĩ rằng việc xét nghiệm ADN chỉ có thể xác định được quan hệ huyết thống giữa bố mẹ và con cái hoặc giữa các anh chị em ruột với nhau. Tuy nhiên, công nghệ xét nghiệm ADN cho phép bạn xác định quan hệ huyết thống với cả dòng họ nội, dòng họ ngoại.


Cụ thể:

Xét nghiệm ADN huyết thống trực hệ

Là xét nghiệm ADN huyết thống giữa bố/ mẹ với con cái. Như đã đề cập ở phần trên, ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch, một mạch được thừa hưởng từ bố, một mạch được thừa hưởng từ mẹ. Vì vậy, công nghệ xét nghiệm ADN có thể dễ dàng xác định được mối quan hệ huyết thống giữa bố/ mẹ và con có phải là ruột thịt hay không với độ chính xác trên 99,99%.

Xét nghiệm ADN huyết thống theo NST Y

Cặp NST giới tính của nam là XY và của nữ là XX. Như vậy, theo quy luật di truyền, những người con trai bên nội như ông nội, bác, chú, cháu trai, con trái,… đều mang NST giới tính Y như nhau. Các gen trên NST này rất khó thay đổi và có thể giống nhau trong vòng 25 thế hệ nên xét nghiệm ADN trên NST Y có thể xác định huyết thống theo dòng nội, các mối quan hệ như: ông nội – cháu trai; chú, bác – cháu trai… 

Xét nghiệm ADN huyết thống theo NST X

Nữ giới có cặp NST là XX, nam giới có cặp NST XY, do đó, bố chắc chắn nhận NST X từ bà nội và NST X này chắc chắn sẽ được chuyển tới con gái nên cháu gái sẽ luôn có 1 NST X từ bà nội. Do đó, dựa vào cơ sở khoa học này, xét nghiệm ADN có thể cho kết quả huyết thống giữa cháu gái – bà nội, cô – cháu gái,…

Xét nghiệm ADN huyết thống dựa theo ADN ty thể

ADN không chỉ ở trong nhân tế bào mà chúng còn được tìm thấy trong ty thể được truyền từ mẹ sang con. Các con sẽ nhận được ADN ty thể của mẹ qua nhiều thế hệ và ít có độ biến. Do đó, xét nghiệm ADN huyết thống dựa vào ADN ty thể sẽ cho kết quả huyết thống giữa bà ngoại – cháu, anh chị em cùng mẹ, cháu – dì (chị em gái với mẹ), huyết thống giữa anh trai với em gái,…

Xét Nghiệm ADN Có Cho Kết Quả Chính Xác Không?

Hiện nay, nhiều người tìm đến dịch vụ xét nghiệm ADN huyết thống để xác định mối quan hệ cha con, mẹ con. Đây là phương pháp kiểm tra huyết thống hiện đại với độ chính xác cao lên đến 99,99%. Người ta thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống trong nhiều trường hợp khác nhau như nhận con nuôi, thụ tinh trong ống nghiệm, xét nghiệm ADN ngay từ khi mang bầu, hoặc vì một số lý do cá nhân khác,… 

Trong đó, phổ biến nhất là xét nghiệm ADN huyết thống nhằm chứng minh mối quan hệ giữa cha và con. Trong xét nghiệm ADN cha con, đối tượng tham gia là cha và đứa trẻ, có thể cần mẫu phân tích của người mẹ để tăng độ chính xác nhưng không bắt buộc. Nếu mẫu ADN của cha, con và mẹ khớp với nhau thì có thể khẳng định 99.999% họ có quan hệ cha đẻ, con đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp 2 mẫu ADN của con và cha không khớp nhau từ 2 gen trở lên thì có thể kết luận 100% họ không phải cha con ruột. 

Truy cập ngay : https://ok.ru/group/70000002421687/topic/155854645541047

Go Back

Post a Comment
Created using the new Bravenet Siteblocks builder. (Report Abuse)